Ngày nay , có rất nhiều đơn vị cung cấp mạch in tại việt nam, nên quá trình đặt mạch in không còn phức tạp và giá thành không còn cao như trước.
Nhưng với một số trường hợp yêu cầu kỹ thuật phức tạp, giá thành mạch in vẫn cao hơn và không phải ai cũng biết điều này. Để giảm giá thành, cũng như tối ưu chi phí khi đặt mạch các bạn có thể tham khảo một số thông số, một số đặc điểm làm tăng thêm chi phí khi đặt mạch để thay đổi cho phù hợp với từng dự án.
Thông số mạch in:
Với các yêu cầu kỹ thuật cao như pad, via quá nhỏ, đường mạch nhỏ làm tăng giá thành của board mạch nên rất nhiều.
Một số mạch có via quá nhỏ cỡ 0.1 mm là những via rất khó gia công, phải sử dụng công nghệ lazer để tạo lỗ nên giá thành cao hơn bình thường.
Các bạn có thể tham khảo thông số mạch in tiêu chuẩn tại đây.
Số lớp và vật liệu mạch in:
Số lớp quyết định giá thành của board mạch. Mạch in càng nhiều lớp, càng tăng giá thành. Để tối ưu hóa về giá, đối với từng thiết bị và không gian bố trí mạch, khi sản xuất hàng loạt mà ta có thể sử dụng mạch 1 lớp để tiết kiệm chi phí.
Vật liệu càng cao cấp, giá thành càng cao , với dạng thiết kế theo kiểu module, khi sản xuất hàng loạt bạn có thể tham khảo vật liệu CEM-1. Chi tiết về vật liệu bạn tham khảo tại đây.
Đường cắt mạch :
Hình dạng đường cắt mạch cũng quyết định giá thành của mạch in. Với những đường mạch đơn giản , không uốn lượn phức tạp thì giá thành rẻ hơn các mạch có đường cắt phức tạp. Hoặc những mạch cần cắt bên trong keepout sẽ tốn thêm chi phí hơn mạch không cắt.
Đường cắt mạch phức tạp - tốn diện tích và chi phí gia công
Số lượng quyết định đơn giá:
Đối với các dự án mang tính chất nghiên cứu, số lượng mạch nhỏ khoảng 5 đến 10 mạch giá thành trên 1 chiếc sẽ rất cao so với sản xuất hàng loạt. Bình thường với mạch 2 lớp , vật liệu FR4 , kích thước dưới 10x10 , số lượng 5 chiếc có giá dao động khoảng 150.000 cho tới 350.000 tùy theo mức độ phức tạp của mạch.
Các bạn có thể đặt mạch in tại đây : VNPCB